Tầng 9, Số 459 Đội Cấn, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
[Máy biến áp] Thí nghiệm tỷ số biến

Thí nghiệm "Tỷ số biến" trên máy biến áp được thực hiện nhằm so sánh các dữ liệu với thông số từ nhà sản xuất để đánh giá tình trạng hỏng hóc có thể xảy ra trong mạch từ hoặc cuộn dây. Đồng thời, thí nghiệm này cũng là điều kiện để các máy biến áp có thể vận hành đồng thời. Phương pháp thực hiện bao gồm sử dụng hai Voltmet đối chiếu giá trị điện áp xoay chiều vào cuộn cao, sau đó tính tỷ số biến. Thí nghiệm được thực hiện trên tất cả các nấc phân áp và có phương pháp cầu tỷ số được áp dụng để đánh giá sai số tỷ số trên tất cả các pha...

[Máy biến áp] Thí nghiệm tỷ số biến

 Mục đích

·        So sánh với số liệu của NSX để đánh giá các hư hỏng có thể xảy ra trong mạch từ hoặc cuộn dây.

·        Là điều kiện để các máy biến áp vận hành song song.

Phương pháp

·        Phương pháp hai Voltmet

+ MBA 1 pha: Đặt điện áp xoay chiều 1 pha vào cuộn cao, đo đồng thời giá trị trên hai Voltmet, tỷ số biến được tính bằng: k = UAX/Uax. Thực hiện trên tất cả các nấc phân áp

a

MBA 3 pha: Đặt điện áp xoay chiều 1 pha vào cuộn cao, đo đồng thời giá trị trên hai Voltmet. Với các tổ đấu dây khác sau, có cách mắc và hệ số quy đổi khác nhau.

Ví dụ: Với tổ đấu dây tam giác – sao – 5 (Dy5) thí nghiệm như sau:

Pha A: Phía cao nối A – (B + C) (B ngắn mạch với C), phía hạ nối a-b, tỷ số được tính như sau: k = UA-(B+C)/2Ua-b­

Với các tổ đấu dây khác được quy định trong bảng sau (tham khảo hướng dẫn sử dụng thiết bị CPC 100 của hãng OMICRON):

 1

 2

 3

 4

5

6

 7

8

 9

 10

 11

 12

 13

 

·        Phương pháp cầu tỷ số:

Mạch cầu như sau:

b

Khi kim DET cân bằng, tỷ số MBA sẽ bằng R/R1

Đánh giá

Sai số tỷ số không lệch quá 0.5% so với mác máy trên tất cả các pha