Tầng 9, Số 459 Đội Cấn, Phường Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
[Máy biến áp] Thí nghiệm điện trở một chiều

Thí nghiệm điện trở một chiều được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra chất lượng các mối nối của cuộn dây và tình trạng cuộn dây trong máy biến áp. Ngoài ra, thí nghiệm cũng được sử dụng để tính toán tổn hao trong máy biến áp, tính toán nhiệt độ cuộn dây trong quá trình thử tăng nhiệt máy biến áp, và sử dụng như một giá trị chuẩn để so sánh và đánh giá khi thí nghiệm ngoài hiện trường. Quy trình đo điện trở một chiều có thể đối với cuộn dây nối sao, cuộn dây nối tam giác, hay cuộn dây tự ngẫu của máy biến áp. Có hai phương pháp chính là phương pháp dòng-áp và phương pháp cầu Bridge để đo điện trở một chiều. Kết quả của các phép đo thường được so sánh để đánh giá tình trạng và chất lượng của máy biến áp.

[Máy biến áp] Thí nghiệm điện trở một chiều

 Mục đích

Ngoài hiện trường: Kiểm tra chất lượng các mối nối của cuộn dây, tình trạng cuộn dây (hở mạch hoặc chạm chập giữa các vòng dây)

Trong nhà máy, Giá trị điện trở một chiều để:

+ Tính toán tổn hao trong máy biến áp (I2R)

+ Tính toán nhiệt độ cuộn dây trong quá trình thử tăng nhiệt máy biến áp

+ Sử dụng như một giá trị chuẩn để so sánh, đánh giá khi thí nghiệm ngoài hiện trường

Quy trình

·        Với cuộn dây nối sao, điện trở 1 chiều được đo giữa các pha với trung tính

·        Với cuộn dây nối sao của máy biến áp tự ngẫu, điện trở một chiều phía cao được đo giữa đầu cao áp (HV terminal) và đầu vào điện áp (IV terminal), sau đó đo giữa đầu vào điện áp và trung tính

·        Với cuộn dây nối tam giác, điện trở một chiều được đo giữa các cặp pha (A-B; B-C; C-A).

·        Quy đổi nhiệt độ: Mục đích để so sánh các giá trị điện trở ở cùng một điều kiện

2

t1 – nhiệt độ cuộn dây khi thí nghiệm; t2 – nhiệt độ quy đổi/tham chiếu

Phương pháp

1.     Phương pháp dòng – áp

1.     Phương pháp dòng – áp (Tham khảo tiêu chuẩn IEEE C57.152)

Phương pháp dòng – áp (V-A) cũng được gọi là phương pháp sơ đồ 4 dây Kelvin là phương pháp thường được sử dụng nhất để đo điện trở cuộn dây máy biến áp. Phương pháp đo này được thực hiện bằng cách đặt dòng điện một chiều và đo lại giá trị điện áp. Sau đó, áp dụng định luật Ohm (R = U/I) để tính toán ra giá trị điện trở. Các giá trị của dòng điện và điện áp được đo đồng thời thông qua sơ đồ đấu dây sau

1

GHI CHÚ: Để giảm thiểu sai số phép đo, các biện pháp sau đây nên được thực hiện:

1.     a) Các thiết bị đo hoặc các máy đo điện trở cuộn dây nên có một dải rộng đủ để cho phép đọc được những giá trị hình thành trên toàn dải hoặc trong trường hợp bất kì trên 70% dải đo.

2.     b) Phải giữ cố định cực tính của lõi từ trong suốt quá trình đo điện trở.

Chú ý—Đảo chiều từ tính của lõi từ có thể gây ra thay đổi hằng số thời gian và gây sai số kết quả hiển thị.

1.     Các dây đo điện áp và các dây đo dòng phải độc lập với nhau và được đấu nối gần nhất có thể với các đầu của cuộn dây cần đo. Điều này tránh điện trở của các đầu đo dòng và các điểm tiếp xúc, điện trở các dây nối kéo dài xuất hiện trong kết quả đo điện trở cuộn dây.

2.     Dòng điện sử dụng cho các phép đo này không nên vượt quá 15% dòng định mức trong cuộn dây máy biến áp. Điều này tránh phát nhiệt và sự thay đổi có thể xảy ra với điện trở cuộn dây.

3.     Vì tính tự cảm của cuộn dây, cố định dòng dc trong một thời gian dài đôi khi có thể mang lại những giá trị dòng và áp không ổn định.

Không nên ghi lại các giá trị đọc cho tới khi dòng và áp đã đạt được những giá trị ổn định. Giá trị này có thể thu được nhanh hơn bằng cách dùng một nguồn dc thiết kế đặc biệt cho tải mang tính cảm bão hòa.

2.     Phương pháp cầu Bridge

12-25-2016-4-09-42-pm

Nguyên lý của phương pháp cầu Bridge là so sánh một điện trở chưa biết với một điện trở đã biết. Khi dòng điện chạy qua mạch cầu cân bằng (điện kế G chỉ giá trị 0). Điện trở được tính toán như sau:

RX = RS(RA/RB) trong đó:RA = Ra; RB = Rb

Đánh giá

Những kết quả thường được giải thích dựa trên so sánh các phép đo riêng biệt trên từng pha của một tổ đấu dây hình Y hoặc giữa các cặp cực trong tổ đấu dây ∆. Sự so sánh cũng có thể được thực hiện với dữ liệu gốc tại nhà máy.

So sánh trên cùng một nhiệt độ, sai lệch giá trị điện trở giữa các pha nằm trong phạm vi 2% và có thể chấp nhận trong khoảng 5%